[:vi]
Nhìn lại những thương vụ “thay tên, đổi chủ”
Hơn một năm trước đây, nhắc đến cái tên Công ty cổ phần Đầu tư Căn nhà Mơ ước (DRH), giới kinh doanh địa ốc lẫn tài chính chỉ biết đến đó là một doanh nghiệp môi giới thứ cấp và kinh doanh phân bón với kết quả chưa có nhiều nổi bật. Tuy nhiên, từ sau khi có một nhóm cổ đông mới thuộc thế hệ 8x nhảy vào gián tiếp “thâu tóm” doanh nghiệp này qua thị trường chứng khoán, DRH đã trở thành một hiện tượng của thị trường địa ốc và thị trường chứng khoán.
Có những nghi ngại của nhiều người ngay từ đầu về khả năng thành công trong vụ “thâu tóm” này, bởi các nhân tố trong cuộc là những người còn khá trẻ và chưa định lượng được khả năng tài chính ra sao. Tuy nhiên, sau hơn 7 tháng kể từ lúc thương vụ này bắt đầu, “trái ngọt” của thương vụ này đã được thể hiện.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ngay sau khi có sự tham gia của nhóm cổ đông mới, DRH tiến hành quyết liệt tái cơ cấu toàn diện Công ty. Từ đầu năm 2016 đến nay, DRH liên tục công bố thông tin mua lại hàng loạt dự án bất động sản, như dự án Khu căn hộ phức hợp 177 Huỳnh Tấn Phát; Khu căn hộ cao tầng 277 Bên Bình Đông và dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc An, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là những dự án có vị trí khá thuận lợi nhưng bị “đắp chiếu” nhiều năm nay, từ sau khi DRH nhận chuyển nhượng, các dự án này đã được hồi sinh trở lại.
Đáng chú ý hơn đối với DRH là câu chuyện việc mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), một doanh nghiệp trong lĩnh vực khoáng sản, đá xây dựng và bất động sản. Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị DRH, Công ty này dự kiến sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại KSB lên ít nhất 51% so với tỷ lệ sở hữu khoảng 23% vốn điều lệ hiện nay.
Điều đáng ghi nhận là sau khi nhóm cổ đông DRH vào điều hành KSB, kết quả kinh doanh của công ty này luôn tăng trưởng vượt bậc. Theo báo cáo tài chính quý II/2017, KSB đạt 277 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23,4%; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 103,6 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 50% và lợi nhuận sau thuế 83 tỷ đồng, tăng 45,6% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần 517,5 tỷ đồng, tăng 29%; biên lợi nhuận gộp được cải thiện lên 43% so với mức 39,5% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế gần 144 tỷ đồng, tăng mạnh 60%. EPS 6 tháng đạt 2.612 đồng.
Đặc biệt, bên cạnh các dự án bất động sản, với định hướng của Ban điều hành mới, KSB đang tập trung phát triển sản phẩm cát nhân tạo với chi phí rất cạnh tranh. Đây được coi là lĩnh vực kinh doanh có sức cầu tiềm năng cực lớn trong bối cảnh hoạt động khai thác cát tự nhiên đang bị hạn chế trên địa bàn cả nước khiến giá cát xây dựng tăng phi mã.
“Dù chưa tăng năng suất khai thác nhưng nhờ kiểm soát chi phí tốt, lợi nhuận của KSB đã tăng lên đáng kể so với năm trước. Phần lợi nhuận tăng này không ai khác mà tất cả các cổ đông được hưởng”, ông Phan Tấn Đạt, Tổng giám đốc DRH kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty KSB nói và khẳng định, “trái ngọt” thật sự từ sau thương vụ M&A của DRH vẫn còn ở phía trước và sẽ được minh chứng trong tương lai gần.
Trong câu chuyện M&A dự án bất động sản tạo nên giá trị thật sự, không thể không nhắc đến Novaland. Từ một doanh nghiệp chỉ có vài dự án trong năm 2013, thông qua các thương vụ M&A, đến nay Novaland đã nắm trong tay hơn 40 dự án. Trong đó, nhiều dự án từ chỗ bị “trùm mền” nhiều năm đã được Novaland hồi sinh.
Đáng chú ý nhất là gần đây, tập đoàn này đã chi một khoản tiền khá lớn để mua lại hơn 82% cổ phần của Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế Thế Kỷ 21 (C21), qua đó toàn quyền quản lý, điều hành và phát triển Dự án Nam Rạch Chiếc thuộc quận 2, TP.HCM.
Giá trị trước mắt có thể thấy được từ thương vụ này là, sau khi mua lại, Novaland đang nhanh chóng biến dự án có quy mô diện tích lên tới 30 ha từng bị đắp chiếu trong nhiều năm thành một khu đô thị hiện đại mang tên Lakeview City.
Nhắc đến hoạt động thâu tóm dự án bất động sản để nhanh chóng mở rộng quy mô doanh nghiệp, Hưng Thịnh Corp cũng là một trong những “tay chơi” đầy năng động. Đây là doanh nghiệp được thị trường mệnh danh là “ông trùm” săn dự án chết. Tính đến nay, Hưng Thịnh đã thực hiện thành công hơn 20 thương vụ mua lại các dự án.
Trái ngọt thật sự của các thương vụ này là ở chỗ sau khi mua lại các dự án “trùm mền”, Hưng Thịnh đã nhanh chóng xây dựng dự án đưa ra thị trường, không chỉ giải quyết nhu cầu nhà ở cho hàng ngàn người dân mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị của TP.HCM.
Chẳng hạn, từ dự án Western Plaza do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư, dù đã được thi công xong phần móng từ năm 2012, nhưng vì không đủ năng lực để triển khai, dự án đã bị trùm mền từ đó đến nay. Mới đây, Hưng Thịnh đã chi khoản tiền 426,5 tỷ đồng để mua đứt dự án này và tiến hành xây dựng, hiện cư dân dự án này đang trong giai đoạn chuẩn bị nhận nhà.
Những cuộc chuyển giao tất yếu trên thị trường
Thời gian qua, thị trường bất động sản TP.HCM đã chứng kiến những cuộc “thay tên, đổi chủ” khá mạnh mẽ. Đã có những lo ngại về việc các thương vụ “thâu tóm” dự án sẽ làm méo mó thị trường bất động sản khi một vài chủ đầu tư “ôm” quá nhiều dự án làm của để dành chứ không triển khai ngay.
Song theo phân tích của giới chuyên môn, đây là những cuộc chuyển giao cần thiết và mang tính tất yếu, giúp thị trường bất động sản phát triển tốt hơn và đặc biệt là giải quyết được lượng hàng tồn kho còn khá lớn.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, bắt đầu từ cuối năm 2013, khi thị trường bất động sản phục hồi đến nay, đã có hàng trăm dự án đã được “hồi sinh” trở lại thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, tính đến nay, trên địa bàn TP.HCM vẫn còn có đến hơn 500 dự án đang bị ngưng triển khai. Việc hàng loạt dự án bị trùm mền không những làm cho hàng tồn kho bất động sản tăng cao, dòng tiền bị ách tắc mà còn làm cho bộ mặt đô thị bị nhếch nhác.
“Nếu không có những doanh nghiệp thực sự chuyên nghiệp, thì sẽ không có những khu đô thị, dự án được mọc lên một cách bài bản, đồng bộ”, ông Châu nói và dẫn chứng, nhiều năm trước, TP.HCM có khá nhiều dự án từng bị “trùm mền” hàng năm trời, nhưng chính nhờ sự chuyển giao trên thị trường đã biến những dự án “trùm mền” thành những khu dân cư hiện đại.
Với góc nhìn của người trong cuộc, ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh cho rằng, hoạt động M&A diễn ra càng mạnh mẽ sẽ càng góp phần tạo sự phát triển ổn định cho thị trường bất động sản nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Bởi lẽ, hoạt động M&A có thể được hiểu là sự điều chuyển các dự án từ những doanh nghiệp không có nhu cầu hoặc thiếu tính chuyên nghiệp sang các doanh nghiệp chuyên nghiệp, mạnh về tài chính để triển khai, tránh tình trạng dự án bị đắp chiếu, hàng tồn kho gia tăng. Hầu hết các dự án bất động đều đang gánh những khoản nợ ngân hàng lớn và tiềm ẩn những khoản nợ xấu không nhỏ cho các tổ chức tín dụng.
Khi các dự án này tái khởi động, có thanh khoản trở lại, hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế sẽ cởi bỏ được một lượng nợ xấu lớn. Như vậy, có thể nói, M&A đã và đang là “ngòi nổ” góp phần khơi dòng chảy của cả nền kinh tế.
[:en]
Looking back on the deal “change name, change owner”
More than a year ago, the name of Dream House Investment Corporation (DRH), the real estate and finance business only known as a secondary brokerage business and fertilizer business with The result is not much. However, since the arrival of a new group of shareholders of the 8x generation to indirectly “acquire” this company through the stock market, DRH has become a phenomenon of the real estate market and stock market. .
There are many concerns from the beginning about the possibility of success in this acquisition, because the players are young and have not quantified the financial capacity. However, more than seven months after the deal began, the “sweet fruit” of the deal was revealed.
According to the reporter of Real Estate Investment Newspaper, soon after the participation of the new group of shareholders, DRH drastically restructured the company completely. From early 2016 to now, DRH continuously announced information acquisition of a series of real estate projects, such as apartment complex 177 Huynh Tan Phat; 277 apartment block Binh Dong and project resort resort Loc An, Ba Ria – Vung Tau. These projects are located quite favorable but been “screening” for many years, after the transfer of DRH, these projects have been resurrected.
More noticeable for DRH is the acquisition of shares in Binh Duong Mineral and Construction Joint Stock Company (KSB), an enterprise in the field of minerals, construction stone and real estate. According to the resolution of DRH Board of Directors, the company is expected to increase its stake in KSB to at least 51% compared with the current ownership of 23% of chartered capital.
It is worth noting that after the DRH shareholder group ran KSB, the business results of this company always grows. According to the financial statement for the second quarter of 2017, KSB achieved 277 billion dong of net revenue, up 23.4%; net profit from operating activities was more than 103.6 billion dong, up by 50% and profit after tax was 83 billion dong, up 45.6% over the same period.
For the first 6 months, net revenue was 517.5 billion dong, up 29%; Gross profit margin improved to 43% from 39.5% in the same period last year; profit after tax nearly 144 billion, up 60%. EPS for 6 months reached VND2,612.
Especially, besides the real estate projects, with the orientation of the new Board, KSB is focusing on developing artificial sand products at very competitive cost. This is considered as the business sector has a huge potential demand in the context of natural sand mining activities are restricted in the whole country, causing sand prices to increase.
“Although the productivity has not increased but thanks to good cost control, KSB’s profit has increased significantly compared to last year. The profit increase is none other than all shareholders enjoy, “said Phan Tan Dat, CEO of DRH and chairman of KSB Board of Directors said and confirmed that the” real sweet “after DRH’s M & A deals are still ahead and will be demonstrated in the near future.
In the story M & A real estate projects make up the true value, can not fail to mention Novaland. From a few projects in 2013, through M & A deals, Novaland has held more than 40 projects. In particular, many projects from the “blanket” for years have been revived Novaland.
Most noteworthy is that recently, this corporation spent a considerable amount of money to buy more than 82% of shares of 21 Century International Development Corporation (C21), thereby full management, develop and develop Nam Rach Chiec Project in District 2, Ho Chi Minh City.
The immediate value that can be seen from this acquisition is that, after the acquisition, Novaland is rapidly transforming the project into an area of up to 30 hectares that has been erected over many years into a modern metropolitan area. Lakeview City.
Referring to the acquisition of real estate projects to quickly expand the enterprise, Hung Thinh Corp is also one of the “players” full of dynamic. This is the market is known as “tycoon” hunting project dead. Up to now, Hung Thinh has successfully implemented more than 20 acquisitions of projects.
The real sweetness of these deals is that after acquiring the “blanket” projects, Hung Thinh quickly built the project to market, not only solve the housing needs for thousands of people. but also contribute to change the appearance of urban HCMC.
For example, from the Western Plaza Project invested by Binh Chanh Construction Investment Joint Stock Company, although the foundation was completed in 2012, but because of lack of capacity to implement, the project was covering blankets since then. Recently, Hung Thinh has paid VND 426.5 billion to buy this project and build it, which is currently under construction.
In-market deliveries
Last time, the real estate market in Ho Chi Minh City witnessed the “name change, change owner” quite strong. There have been concerns that acquisitions would distort the real estate market as some investors hugged too many projects to get away rather than deploy.
But according to expert analysis, these are necessary and indispensable transfers, helping the real estate market develop better and especially to handle the volume of inventory is still quite large.
According to Le Hoang Chau, Chairman of the HCMC Real Estate Association, starting in late 2013, when the real estate market recovered to date, hundreds of projects have been “revived” through M & A deals. However, up to now, more than 500 projects in Ho Chi Minh City are being suspended. The overwhelming array of projects not only made real estate inventories soar, cash flow cluttered, but also the appearance of urban sprawl.
“If there are no really professional enterprises, there will be no urban areas, projects will be developed in a uniform way,” Chau said, and evidence, many years ago, Ho Chi Minh City. Many projects have been “blanket” for years, but the transfer of the market has turned the project “blanket” into the modern residential.
With the view of the insider, Mr. Nguyen Dinh Trung, Chairman of Hung Thinh Group said that the stronger M & A activities will contribute to create a stable development for the real estate market in particular and also the economy in general.
M & A activity can be interpreted as the transfer of projects from unprofessional or unprofessional enterprises to professional, financially viable firms to implement, avoiding project status. the projected increase, inventory increase. Most of the real estate projects are burdened with big bank debts and potentially bad debts for credit institutions.
When these projects restart, there is liquidity back, the banking system and the economy will remove a large amount of bad debt. Thus, it can be said, M & A has been “fuze” contributing to the flow of the economy.
[:]